Hậu cần đối mặt với một thách thức vô cùng lớn trong đợt triển khai vắc xin COVID-19.

Những đột phá chưa từng có về vắc-xin chắc chắn là những bước phát triển đáng hoan nghênh trong phản ứng toàn cầu đối với đại dịch COVID-19. Thách thức lớn tiếp theo là làm sao phân phối các loại vắc xin này một cách an toàn và hiệu quả. Những công ty hậu cần, đã bị đẩy đến giới hạn của họ trước những nhu cầu đặt ra đối với chuỗi cung ứng vắc xin cho đại dịch. Điều này không chỉ là do lượng vắc xin cần cung ứng tăng cao, mà còn do tính chất nhạy cảm với nhiệt độ của các loại vắc xin này (một yêu cầu nghiêm ngặt đối với các chuỗi cung ứng).

Công suất dây chuyền lạnh

Bảo quản và vận chuyển vắc xin.

Đã có nhiều báo cáo về tính cần thiết của quá trình bảo quản và vận chuyển một số loại vắc xin nhất định ở nhiệt độ đông lạnh âm sâu. Đối với vắc xin Moderna và BioNTech / Pfizer,… Chúng cần được bảo quản ở nhiệt độ cực lạnh để đảm bảo rằng các thành phần của chúng không bị hỏng hoặc biến đổi. Hiện tại, vắc xin BioNTech / Pfizer bắt buộc phải được giữ ở nhiệt độ khoảng (-70 °C) và có thể duy trì ở nhiệt độ này trong tối đa sáu tháng. Tuy nhiên, sau khi được vận chuyển trong túi đá khô, chưa mở, phải đến trung tâm tiêm chủng sau mười ngày để có thể duy trì hiệu quả của chúng.

McKinsey ước tính rằng 10-20% việc phân phối vắc-xin trong đợt tiêm chủng đầu tiên. Chẳng hạn như 1,3 tỷ liều vắc-xin BioNTech / Pfizer vào năm 2021, có thể sẽ đòi hỏi năng lực chuỗi cung ứng phải đáp ứng khoảng nhiệt độ âm cực sâu. BioNTech và Pfizer gần đây đã thông báo rằng họ sẽ tăng năng lực sản xuất của mình lên 2,5 tỷ liều vào cuối năm 2021.

Các nhà vận chuyển có khả năng và có nhiều kinh nghiệm trong việc phân phối vắc xin thông thường ở khoảng nhiệt độ từ +2 đến 8 °C. Đây là điều mà DHL gọi là kịch bản “thông thường”. Hậu cần vận chuyển là ngành có thể hoạt động “kinh doanh như bình thường”. Tuy nhiên, nhiệt độ cực lạnh đặt ra thách thức lớn nhất đối với ngành hậu cần trong việc triển khai hiệu quả các loại vắc xin này. Trong sách trắng tháng 9 năm 2020, DHL cho rằng 2/3 dân số thế giới sống ở các quốc gia không có cơ sở hạ tầng hậu cần dây chuyền lạnh cần thiết để vận chuyển và bảo quản vắc xin ở những nhiệt độ cực thấp này.

Đảm bảo phân phối vắc-xin “chặng cuối” an toàn và hiệu quả ở những khu vực chưa có cơ sở hạ tầng dây chuyền lạnh cần thiết sẽ là thách thức vô cùng lớn. Vào tháng 1, Giám đốc điều hành của DHL, Frank Appel, đã lưu ý rằng, “vấn đề sẽ không phải của hậu cần toàn cầu, mà vấn đề sẽ là chặng cuối việc giao hàng từ kho hàng của chúng tôi đến các bác sĩ, việc này tương đối khó khăn”. Pfizer đã phát triển các thùng chứa của riêng mình để đảm bảo rằng vắc xin đến đích trong trạng thái đông lạnh. Những thùng chứa này có thể được giữ lạnh bằng đá khô, có thể cung cấp bảo quản ngắn hạn cho một số nơi gặp khó khăn trong việc giữ lạnh vắc-xin. Tủ đông di động của Stirling cũng cung cấp hỗ trợ trong việc quản lý kho lưu trữ dây chuyền siêu lạnh và DHL đã bảo đảm hơn 150 tủ đông chuyên dụng mới. Tuy nhiên, việc duy trì những nhiệt độ khắc nghiệt này trong “chặng đường cuối cùng” sẽ vô cùng khó khăn và có khả năng gây tổn hại cho nỗ lực triển khai phân phối vắc-xin. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng, trong năm 2011, 2,8 triệu liều vắc xin đã bị thất thoát ở 5 quốc gia do sự cố trong dây chuyền lạnh.

Khối lượng tuyệt đối của vắc xin nhạy cảm với nhiệt độ cần được phân phối làm cho năng suất dây chuyền lạnh trở nên đặc biệt khắt khe. DHL dự đoán rằng việc phân phối vắc xin sẽ cần gần 15 triệu hộp làm mát và số lượng đá khô cần thiết trong một chuỗi cung ứng. Hơn nữa, việc giữ lạnh hàng hóa trong các hộp hoặc bưu kiện riêng lẻ thực sự phức tạp hơn so với toàn bộ pallet. Cuối cùng, do nhiệt độ khắc nghiệt, nên cần phải có thiết bị, quy trình và đào tạo đặc biệt cho những người xử lý vắc xin để tránh làm hỏng hoặc xảy ra tai nạn.

May mắn thay, Pfizer và BioNTech gần đây đã thông báo rằng vắc xin của họ có thể được bảo quản ở nhiệt độ cao hơn như một phần của quá trình phân phối. Vào tháng 2 năm nay, dữ liệu về độ ổn định cho thấy vắc xin COVID-19 có thể được giữ ở nhiệt độ tủ đông y tế thông thường từ -15 °C đến -25 °C trong tối đa hai tuần. Dữ liệu này đã được trình lên FDA Hoa Kỳ và các cơ quan quản lý toàn cầu trong những tuần sau thông báo. EMA đã phê duyệt tùy chọn lưu trữ mới này cho vắc xin. Sau khi được cấp phép, các lọ vắc xin có thể được bảo quản ở những nhiệt độ này tối đa hai tuần như một sự thay thế cho việc bảo quản vắc xin trong tủ đông nhiệt độ cực thấp.

Ugur Sahin, giám đốc điều hành của BioNTech, nói rằng khả năng bảo quản vắc-xin ở nhiệt độ cao hơn sẽ mang lại cho các trung tâm tiêm chủng “tính linh hoạt cao hơn” và các công thức vắc-xin mới sẽ giúp “vận chuyển và sử dụng dễ dàng hơn”. Sau khi được EMA phê duyệt, Sahin cho rằng “các chính phủ hiện có sự linh hoạt hơn trong việc chuyển từ việc tiêm chủng tại các trung tâm tiêm chủng sang việc triển khai vắc xin phi tập trung hơn thông qua các trung tâm y tế địa phương hoặc các địa điểm lưu động để đẩy nhanh con đường thoát khỏi đại dịch”.

Trong khi năng lực của dây chuyền lạnh hiện đang là một thách thức, những nhà sản xuất, vận chuyển cần có được dữ liệu ổn định về nhiệt độ vắc xin của họ. Các công ty hậu cần vận chuyển kỳ vọng rằng vắc xin sẽ có thể được vận chuyển ở nhiệt độ ấm hơn, chẳng hạn như +2 đến 8 °C. Như đã đề cập ở trên, dây chuyền lạnh cho các nhiệt độ đó là tiêu chuẩn.

Những phương thức vận tải vắc xin COVID 19

Vận chuyển vắc xin bằng xe bảo quản lạnh.

Việc tập trung sản xuất các loại vắc xin này ở châu Âu, Mỹ, Ấn Độ và Trung Quốc khiến chúng ta phải cân nhắc về các phương pháp hiệu quả nhất trong việc triển khai phân phối vắc xin. McKinsey chỉ ra rằng hơn 90% tổng số liều vắc xin COVID-19 dự kiến ​​sẽ được sản xuất tại các quốc gia hoặc khu vực đó, trong khi châu Phi và châu Á (trừ Ấn Độ và Trung Quốc) dự kiến ​​sẽ là những khu vực nhập khẩu lớn nhất. Theo mô hình kịch bản chung của McKinsey và Diễn đàn Kinh tế Thế giới, các nhà xuất khẩu vắc xin lớn nhất (Châu Âu và Ấn Độ) dự kiến ​​sẽ xuất xưởng khoảng 1 tỷ liều mỗi loại trong đợt đầu tiên để đạt được tỷ lệ 20% tiêm chủng trên toàn cầu. Tuy nhiên, những loại vắc xin yêu cầu công suất dây chuyền siêu lạnh chủ yếu sẽ được sử dụng ở Châu Âu, Nhật Bản hoặc Bắc Mỹ.

Vấn đề là làm thế nào các công ty hậu cần có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa (vắc xin) nhạy cảm với nhiệt độ khổng lồ như vậy. Kỳ vọng của Maersk là những lô hàng đầu tiên sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không – với khối lượng lên đến 60.000 tấn, hoặc 900 chuyến bay chuyên dụng – tiếp theo là tất cả các phương thức vận tải khác.

Vận chuyển bằng đường hàng không là phương thức vận chuyển dược phẩm nhanh nhất. Với tính cấp thiết cần thiết trong việc triển khai vắc xin, dự kiến đường ​​hàng không sẽ là sự lựa chọn hàng đầu trong triển khai vắc xin, vì tốc độ là yếu tố được ưu tiên. Tuy nhiên, trước những ảnh hưởng của đại dịch đối với ngành hàng không, một câu hỏi quan trọng đặt ra là liệu năng lực vận tải hàng không hiện tại có đáp ứng được thách thức này hay không? Vào tháng 12 năm 2020, Hiệp hội Hàng hóa Hàng không Quốc tế (TIACA) đã ghi nhận sự gia tăng khả năng chuẩn bị của ngành vận tải hàng không trong việc triển khai vắc xin lên 79% so với tháng 9, mặc dù các số liệu về năng lực vận chuyển hàng không hiện tại cho thấy một câu chuyện khác.

Vận tải hàng không cũng có thể đáp ứng các yêu cầu về năng lực của dây chuyền lạnh. Tuy nhiên, có những hạn chế đối với việc sử dụng đá khô, vì thực tế là nó tạo ra khí carbon dioxide, được coi là “Hàng hóa nguy hiểm”. Theo Hristo Petkov, người đứng đầu bộ phận dược phẩm của Maersk, những thứ này sẽ cần được khắc phục bằng “khả năng thông gió tốt nhất”.

Đối với vận chuyển, Petkov cho rằng việc vận chuyển bằng đường biển cũng sẽ đóng vai trò hỗ trợ không nhỏ trong việc phân phối vắc xin toàn cầu nhưng sẽ trở nên quan trọng hơn khi vắc xin được sản xuất ổn định hơn ở -20 °C. Ông dự đoán rằng vận chuyển sẽ cạnh tranh với vận tải hàng không để phân phối vắc xin sớm nhất là vào giữa năm 2021. Một khi nguồn cung cấp vắc xin vượt quá khả năng vận chuyển hàng không vào cuối năm, các container vận chuyển lạnh sẽ chiếm thị phần lớn hơn. Đối với vắc xin như AstraZeneca, chi phí thấp và yêu cầu nhiệt độ từ +2 đến 8 °C sẽ khiến nó trở thành “ứng cử viên hàng đầu” để vận chuyển bằng đường biển. 

Vận tải đường bộ cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng. Petkov chỉ ra rằng “hơn 50% tổng số vắc-xin COVID-19 sẽ được phân phối tại địa phương hoặc khu vực bằng đường bộ một cách hiệu quả và thành công”. Hơn nữa, phương thức này giúp tiết kiệm chi phí và linh hoạt về số lượng. Đặc biệt các phương tiện chuyên dụng trên đường bộ còn có thể dễ dàng quản lý nhiệt độ.

Vậy làm thế nào để quản lý nhiệt độ khi bảo quản và vận chuyển vắc xin một cách nhanh chóng, chính xác, dễ dàng, tiết kiệm? Xem ngay